Thứ Sáu, 07/08/2015 09:16:00 GMT+7
Nỗi đau da cam
Lượt xem: 1496
Ngày 10/8/1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34
của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc
theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man
bậc nhất trong lịch sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”. Đã có khoảng 80
triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất độc da cam, chứa 366 kg dioxin
do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 đã gây nên một
thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người. Chất độc da cam/đioxin là loại hoá chất
độc hại nhất mà loài người đã tìm ra được cho đến nay. Với liều lượng 1
nanôgram (một phần tỷ gram) đã có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở
người và di truyền tới đời con, cháu; vài chục nanôgram, có thể lập tức gây
chết người. Chính vì vậy, đã có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất
độc, trong đó khoảng ba triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói: "Nỗi đau của nạn
nhân da cam Việt Nam là nỗi
đau của nhân dân Việt Nam
và cũng là nỗi đau của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới".
Nỗi đau da cam
Ngày 10/8/1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34
của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc
theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man
bậc nhất trong lịch sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”. Đã có khoảng 80
triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất độc da cam, chứa 366 kg dioxin
do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 đã gây nên một
thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người. Chất độc da cam/đioxin là loại hoá chất
độc hại nhất mà loài người đã tìm ra được cho đến nay. Với liều lượng 1
nanôgram (một phần tỷ gram) đã có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở
người và di truyền tới đời con, cháu; vài chục nanôgram, có thể lập tức gây
chết người. Chính vì vậy, đã có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất
độc, trong đó khoảng ba triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng nói: "Nỗi đau của nạn
nhân da cam Việt Nam là nỗi
đau của nhân dân Việt Nam
và cũng là nỗi đau của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới".

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn người
con Tiên Lãng lên đường chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc tại những vùng quân đội Mỹ sử
dụng chất độc da cam. Khi hòa bình lập lại, họ trở về gia đình với những vết
thương, vết đau, bệnh tật về thể xác và tinh thần, hàng nghìn người bị phơi
nhiễm chất độc hóa học. Nhưng nỗi đau không chỉ dừng lại ở đó, những thế hệ sau
(con, cháu) của họ cũng mắc những dị tật bẩm sinh do di chứng chất độc da cam
để lại mà không gì bù đắp được.
Từ khi có chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác
giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị
mắc bệnh, tật, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học được huyện
quan tâm. Đã có trên 2.500 hồ sơ được đề nghị, đã giải quyết được gần 770 người
hưởng trợ cấp hàng tháng (trong đó bản thân là 489 người, con đẻ là 281 người);
có những người vô sinh, mắc bệnh nặng, gia đình có tới bốn người con bị dị tật
bẩm sinh nặng hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Qua rà soát của Hội nạn nhân
chất độc da cam huyện về thế hệ thứ 3 là cháu của người hoạt động kháng chiến
bị phơi nhiễm chất độc hóa học, đã có 123/371 cháu được điều tra mắc các dị tật
có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Công tác thẩm định, đề nghị khám,
giám định hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến mắc bệnh, tật có liên quan
đến chất độc hóa học đến nay đã cơ bản được giải quyết; các chính sách khác như
điều dưỡng, khám chữa bệnh, cấp bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở, miễn giảm thuế...
được giải quyết kịp thời, đúng chế độ. Hàng năm, vào dịp Lễ, Tết người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được các cấp ủy Đảng, chính quyền
thăm hỏi, động viên, tặng quà.
Nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày thảm họa da cam/điôxin
(10/8/1961 - 10/8/2015). Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
huyện tổ chức thăm và tặng quà một số nạn nhân chất độc da cam/điôxin trên địa
bàn các xã, thị trấn. Đây là một trong những việc làm thiết thực của các cấp ủy
Đảng, chính quyền nhằm chia sẻ động viên những nạn nhân chất độc da cam có thêm
nghị lực, vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống và chung tay với toàn xã
hội xoa dịu nỗi đau da cam./.
H. M.Đ.